Hướng dẫn từ A – Z về thuật cải vận bổ khuyết qua Bát tự

Dân gian thường nói “tri mệnh cải mệnh”, tức là phải hiểu rõ ưu nhược điểm vận mệnh của bản thân thì mới biết chỗ cần bổ sung hay thay đổi. Mà để xem vận mệnh của một người có rất nhiều phương pháp nhưng phổ biến nhất có thể kể đến là bộ môn Bát tự. Bài viết sau sẽ hướng dẫn chi tiết thuật cải vận bổ khuyết qua Bát tự cho mọi người. 

1. Xem vận mệnh qua Bát tự như thế nào? 

Bát tự (hay còn gọi là Tứ trụ) được hình thành dựa trên thiên can, địa chi thuộc giờ, ngày, tháng, năm sinh. Chẳng hạn, một người sinh vào lúc 10h00 phút ngày 19/5/1990 sẽ có Bát tự là Kỷ Tỵ – Giáp Thân – Tân Tỵ – Canh Ngọ.

Căn cứ vào sự xung, khắc, hợp, hóa, trợ sinh của Tứ trụ này cùng với kết hợp Thập thần, Thần sát, vòng trường sinh, ta có thể luận giải được tiểu vận, đại vận, sự hung cát, thịnh suy trong cuộc đời con người từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai.

Được biết, vận mệnh con người tồn tại và phát triển chủ yếu dựa theo quy luật chuyển động của âm dương và ngũ hành. Mà Bát tự lại chứa các cặp Can Chi âm dương khác nhau. Mỗi cặp này còn mang ngũ hành với sự cường nhược riêng. Thông quan phân tích, lý giải sự vượng suy của ngũ hành chân mệnh thì mới tìm ra giải pháp cải vận bổ khuyết thích hợp.

Thuật cải vận bổ khuyết qua Bát tự thường dựa theo Dụng Hỷ thần là chủ yếu.

2. Thuật cải vận bổ khuyết qua Bát tự

2.1. Cải vận bổ khuyết là gì?

Thử tưởng tượng 1 bản mệnh giống như 1 ngôi nhà ta đang ở. Mà ngôi nhà đó đang bị bong tróc sơn, nứt, hay hỏng cửa hoặc cầu thang,…lúc này việc cần làm chính là sửa chữa, trong đó có 2 cách.

Một là, đập tất cả đi xây lại ngôi nhà mới. Cách này tương đương với việc đổi mệnh. Tuy nhiên nhà thì có thể đập đi xây lại còn mệnh thì không đổi được 100% bởi mệnh do trời định (Ví dụ: bạn sinh ra ở đâu? cha mẹ là ai? sinh ra lúc nào?)

Hai là, chỉ sửa lại những chỗ hỏng trong căn nhà, giúp mái ấm của mình trở lại vẻ đẹp vốn có. Cách này tương tự với cải vận bổ khuyết.

Tóm lại, cải vận bổ khuyết là bổ sung một số yếu tố nào đó giúp khắc phục nhược điểm trong chân mệnh của mình nhưng phải đảm bảo 3 thuyết “Thuận thiên – Thuận địa – Thuận nhân”.

  • Thuận thiên

Vạn vật sinh ra đều có hồn riêng, có sinh – tử, hợp – khắc, âm – dương, ngày – đêm, nắng – mưa,…Con người cũng được thiên định mệnh. Chẳng hạn, ta sinh ra ở đâu? Cha mẹ là ai? Sinh vào giờ nào? Sinh nhà nghèo hay nhà giàu? Cơ thể bình thường hay khuyết tật?,…những điều này con người không thể lựa chọn được. Thuận thiên chính là ám chỉ mỗi người khi muốn kết hợp, tương phối ngũ hành phải dựa vào quy luật tương sinh tương khắc. VD: theo quy luật tự nhiên Hỏa sinh Thổ, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, nếu một người thân vượng Hỏa vậy cần dụng thần là Thủy như vậy sẽ giảm bớt thân vượng Hỏa.

  • Thuận địa

Thuận địa nghĩa là nơi ta ở hoặc nơi làm việc phải hợp với chân mệnh nhằm để kích hoạt tối đa năng lượng phong thủy cùng các yếu tố môi trường xung quanh.

  • Thuận nhân

Thuận nhân là bản thân mỗi người cần dùng tư duy ý chí tích cực, lập kế hoạch lối sống khoa học, cần kiệm liêm chính, biết quan tâm chia sẻ với những người xung quanh…. Nếu muốn cải vận thì cần tích cực hướng tới những điều đó.

2.2. Đối tượng cần cải vận bổ khuyết gồm những ai? 

Được biết, tất cả mọi người khi sinh ra ngũ hành chân mệnh đã ở trạng thái không cân bằng (lúc vượng lúc suy, khi cường khi nhược) cho nên đối tượng nào cũng có thể cải vận bổ khuyết. Theo đó Bát tự của một người sẽ rơi vào một trong 2 trường hợp sau:

  • Bát tự vượng Kim hay Mộc, Thủy, Hỏa hoặc Thổ.
  • Bát tự khuyết Kim hay Mộc, Thủy, Hỏa hoặc Thổ.

Mà để tìm hiểu bản thân thuộc thân vượng hay thân nhược một ngũ hành nào đó, ta cần lập lá số Bát tự. Thông qua phân tích lá số Bát tự, ta sẽ tìm chính xác Dụng thần (Ngũ hành khuyết) và biết Kỵ thần (ngũ hành kỵ) nhằm tránh hung tìm cát, lấy lại sự cân bằng của bản mệnh.

Thuật cải vận bổ khuyết thường dựa theo cơ sở lý luận của thuyết ngũ hành

2.3. Cách cải vận bổ khuyết qua Bát tự

Thông qua bộ môn Bát tự, ta có thể xác định nhiều cách khác nhau giúp cân bằng ngũ hành chân mệnh của gia chủ, đồng thời khiến ta hiểu rõ bản thân (ưu nhược điểm) và cung cấp những thông tin cần thiết để ta có thể chèo lái con thuyền nhân sinh một cách thuận lợi nhất.

Dưới đây là một số cách cải vận bổ khuyết qua Bát tự thường được áp dụng phổ biến từ xưa đến nay.

2.3.1. Đặt tên hoặc biệt danh theo Dụng thần

Việc đặt tên rất quan trọng bởi đó không chỉ là ‘thương hiệu’ gắn liền với bạn từ khi sinh ra, lớn lên cho đến lúc qua đời mà còn có sự ảnh hưởng lớn đến vận mệnh. Chính vì lẽ đó, nhiều cha mẹ quyết định nhờ thầy mệnh lý đặt tên con theo lá số bát tự. Ngoài trường hợp trẻ mới chào đời, người đã có tên sẵn nhưng lại gặp vận hạn có thể đặt thêm biệt danh để cải vận bổ khuyết.

Cách đặt tên cải vận bổ khuyết chủ yếu làm theo các bước sau:

  • Dựa vào giờ, ngày, tháng, năm sinh để lập lá số bát tự.
  • Xác định thân vượng hay nhược ngũ hành gì
  • Tính toán ngũ hành chân mệnh của đương số
  • Tìm Dụng thần phù hợp.
  • Dựa theo nghiên cứu bát tự, ta bắt đầu tra các chữ có khả năng tạo thành Ngũ cách giúp bổ cứu sự thiếu hụt trong ngũ hành chân mệnh và cải vận hóa hung thành cát. Theo đó, Ngũ cách gồm: Tổng cách, Ngoại cách, Thiên cách, Nhân cách và Địa cách.
  • Tiếp theo tính ngũ cách, tra ý nghĩa tốt xấu rồi tiến hành đặt tên.

Thuật cải vận bổ khuyết bằng việc đặt tên hay biệt danh được coi là một trong những cách được ưa chuộng nhất từ xưa đến nay.

2.2.2. Chọn hướng theo chân mệnh

  • Hướng lập nghiệp – kết giao

Khi gặp khó khăn, người ta thường an ủi nhau rằng: “Cố lên, rồi sẽ có quý nhân phù trợ”. Quý nhân là ai, người như thế nào, trợ ta ra sao? Đó là những câu hỏi mơ hồ khiến nhiều người cảm thấy đó là câu nói thiện ý, giúp ta suy nghĩ tích cực lên.

Trong thực tế, ta chỉ tìm phương vị có ‘quý nhân phù trợ’ thông qua lá số bát tự. Phương vị quý nhân được hiểu là những địa điểm làm bản thân an lòng, tâm trí từ bế tắc sang thông suốt, và tự tin đương đầu với những thử thách khác. Muốn cải vận, ta chỉ cần tìm đúng phương vị quý nhân để lập nghiệp, kết giao.

  • Hướng bát trạch 

Bát trạch là thuật ngữ dùng để chỉ 8 phương vị quẻ hào của một căn nhà. Trong phong thủy bát trạch, cung mệnh của mỗi người khi kết hợp với 8 hướng trong nhà sẽ tạo ra các dòng khí khác nhau và có ảnh hưởng tốt – xấu với từng người. Tức là có hướng nhà với người này là tốt nhưng với người khác lại mang lại điềm xấu.

Theo đó, phong thủy bát trạch chia làm 2 nhóm hướng chủ yếu là Đông Tứ trạch (Đông, Nam, Bắc, Đông Nam) và Tây tứ trạch (Tây, Tây Nam, Tây Bắc, Đông Bắc). Để xác định hướng xây nhà giúp gia chủ cải vận trước hết cần tra bát tự rõ ràng nếu không dễ gây tác dụng ngược. Chẳng hạn, người thuộc Đông tứ mệnh nhưng xây nhà theo hướng Tây tứ trạch thì gia đình sẽ không được thuận buồm xuôi gió, hay lục đục,….Ngược lại, người thuộc Đông tứ mệnh làm nhà theo hướng Đông tứ trạch thì gia chủ làm ăn.

2.2.3. Chọn vật phẩm phong thủy cải vận bổ khuyết

a. Cây phong thủy

Cây phong thủy tức là những loại cây cảnh có khả năng tạo trường khí năng lượng giúp mang lại sự may mắn, sức khỏe, vận thêm hanh thông quang đạt cho chủ sở hữu.

Mỗi cây phong thủy sẽ có những đặc điểm hình thái và sinh trưởng khác nhau, từ đó, hợp với từng cung mệnh tương ứng. Đặc biệt, những cây thuộc đặc tính ngũ hành nếu phù hợp với mệnh của chủ sự sẽ giúp cuộc sống, công việc thuận lợi. Do đó, cây phong thủy được nằm trong danh sách các vật phẩm cải vận bổ khuyết.

Bạn có thể tham khảo cách chọn cây phong thủy theo mệnh sau:

  • Cây phong thủy cho người mệnh Kim: nên chọn cây màu bạc và trắng, tránh màu đỏ (đỏ rất kỵ người mệnh Kim). Loại cây phù hợp là bạch lan, hoa cửu ly hương, hoa bách hợp vàng, hoa mễ lan, hoa kim quế, hoa hàm tiếu,…
  • Cây phong thủy cho người mệnh Mộc: nên chọn cây màu xanh, tránh loại cây màu trắng. Chọn 3 hoặc 8 chậu sẽ giúp tài vận tăng tiến. Những loại cây hợp mệnh mộc là cây kim tiền, cây vạn niên thanh, cây hoa lan, phát tài, sâm cảnh, hoa thủy tháp, hay các loại cây thuộc họ tùng trúc,…
  • Cây phong thủy cho người mệnh Thủy: nên chọn cây màu xanh da trời, xám hoặc đen, kỵ màu vàng. Nên đặt 1 hoặc 6 chậu trong nhà sẽ giúp tài vận tăng lên. Loại cây hợp mệnh là hoa lan hồ điệp, dương xỉ, hoa trà, cây thường xuân, cây ngọc kỳ lân…
  • Cây phong thủy cho người mệnh Hỏa: cây màu hồng, tím, đỏ, tránh đen. Một số cây hợp mệnh Hỏa điển hình như thường xuân, hoa quế, hoa giấy đỏ, ngũ gia bì, văn trúc,…
  • Cây phong thủy cho người mệnh Thổ: đen hoặc vàng là hai màu cây mang lại sự may mắn cho người mệnh Thổ, kỵ cây màu xanh lá. Để cải vận có thể trồng thiên tuế, hoa hàm tiếu, hoa quế, hoa mễ lan, mẫu tử,…
b. Đá phong thủy

Trải qua hàng triệu năm hình thành và tích tụ linh khí của trời đất, đá phong thủy ẩn chứa một nguồn năng lượng vô cùng mạnh mẽ trong tự nhiên. Theo nghiên cứu, đá phong thủy có chứa sinh linh nằm bên trong nên người sử dụng viên đá phù hợp có thể an tâm vững trí chèo lái con thuyền nhân sinh của bản thân. Chính vì lẽ đó, đá phong thủy cũng được coi là một trong những vật phẩm cải vận bổ khuyết ưa chuộng.

Hiện nay trên thị trường gồm có 5 loại tinh thể đá phong thủy thông dụng nhất, được nhiều gia chủ lựa chọn đặt trong nhà hoặc chế tác thành các vật phẩm (quả cầu, bộ thất tinh,…) hay trang sức (vòng tay, vòng cổ, nhẫn, khuyên tai, đồng hồ…) để sử dụng.

  • Thạch anh trong suốt: loại tinh thể linh hoạt, giúp tăng năng lượng cho gia chủ, đồng thời làm giảm bớt những căng thẳng.
  • Thạch anh hồng: là loại đá có khả năng làm dịu những cơn đau, sự thất vọng và được coi là một ‘thầy thuốc’ chữa bệnh hiệu quả khi gặp vấn đề tình duyên.
  • Thạch anh tím: là một loại đá phong thủy giúp thanh lọc tinh thần, khiến bản thân nhẹ nhàng, thoải mái, suy nghĩ minh mẫn
  • Ngọc bích: loại đá này đem lại năng lượng cân đối, hài hòa giúp bản thân lạc quan hơn trong cuộc sống. Đá ngọc bích rất được yêu thích từ thời thượng cổ cho tới ngày nay.
  • Mắt hổ: loại đá có khả năng chuyển hóa những năng lượng tích cực một cách nhanh chóng nhưng vẫn giữ sự cân bằng, đem lại cảm giác an toàn, mạnh mẽ và giúp ta đưa ra những quyết định sáng suốt nhất.
MỘT SỐ VẬT PHẨM ĐƯỢC CHẾ TÁC TỪ ĐÁ PHONG THỦY
D. PHẬT ĐỘ MỆNH

Phật độ mệnh hay còn gọi là phật hộ thân, gồm có 8 vị chủ tôn 12 con giáp. Thuyết 8 vị Bản tôn chủ quản 12 con giáp được đưa ra dựa trên 12 nhân duyên, Thiên can, địa chi và 5 yếu tố cơ bản (THỔ, THỦY, PHONG, HỎA, KHÔNG KHÍ) trong Phật giáo mật tông.

Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, các Bản tôn được các tín đồ Phật giáo tín phụng, cúng dường, trở thành các thiện thần, trợ giúp con người, trừ tai giải ách, đón lành tránh dữ, khai tâm khai sáng, chỉ đường dẫn lối cho con người tu tâm dưỡng tính để có cuộc sống hanh thông quang đạt, công thành danh toại. Trong phong thủy, dùng Phật độ mệnh giúp chủ sự an tâm vững trí.

e.  Sim phong thủy theo chân mệnh

Sim phong thủy không còn là khái niệm quá xa lạ trong xã hội hiện đại, đặc biệt là những doanh nhân và dân chơi sim số. Thực tế, một số người vẫn thường nhầm lẫn sim phong thủy với sim số đẹp. Tuy nhiên, hai thứ có khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Sim số đẹp là chỉ cần về hình thức. Còn sim phong thủy được coi là một trong những loại phong thủy số, hình thành dựa trên nhiều yếu tố như Bát tự, ngũ hành tương sinh, tương khắc, âm dương,…Mỗi con số của chiếc sim phong thủy để có ngũ hành riêng và dựa vào thần số học để chia như sau:

  • Số 0-1 phương bắc thuộc ngũ hành THỦY
  • Số 2-5-8 ở trung cung thuộc ngũ hành THỔ
  • Số 3-4 ở phương đông thuộc ngũ hành MỘC
  • Số 6-7 ở  phương tây thuộc ngũ hành KIM
  • Số 9 ở phương nam thuộc ngũ hành HỎA

Mệnh là bất biến mà Vận thì thường xuyên biến hóa. Cuộc đời mỗi người lúc nào cũng trải qua những đại vận, tiểu vận khác nhau. Cho nên vừa xem mệnh khuyết của mình vừa phải dẫn chứng, đối chiếu quá khứ để biết cách thức tiến hành tốt nhất như thế nào. Đó cũng chính là thuật cải vận bổ khuyết.

Sở hữu một chiếc sim phong thủy cũng là cách hay để cải vận.

Trên đây là một số gợi ý về thuật cải vận bổ khuyết mà quý vị có thể áp dụng để giúp cân bằng lại chân mệnh cũng như có thể thu hút vận thịnh, tránh hung tìm cát. Bên cạnh đó, nếu quý vị muốn tìm hiểu vận mệnh của bản thân ra sao và cách cải vận nào thích hợp thì có thể liên hệ 0855.100000

About Master Mai Đức Hải

Chuyên Gia Nghiên Cứu Mệnh Lý & Phong Phủy. (Đạo Tu Dưỡng) Số Phận Do Trời Định - Mệnh Vận Do Ta Định.

View all posts by Master Mai Đức Hải →

One Comment on “Hướng dẫn từ A – Z về thuật cải vận bổ khuyết qua Bát tự”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *