Dụng thần là gì? Hướng dẫn cách tìm Dụng thần đúng để cải vận

Trong bộ môn Bát tự (Tứ trụ), khi ngũ hành chân mệnh mất cân bằng sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến vận mệnh cuộc đời mỗi người. Phương pháp cải vận bổ khuyết mà các chuyên gia thường áp dụng đó là dùng Dụng thần. Vậy Dụng thần là gì? Ứng dụng như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết sau. 

1. Dụng thần là gì?

1.1. Khái niệm

Tất cả mọi sự trên đời đều coi trọng trạng thái cân bằng là tốt nhất, hoàn mỹ nhất. Tuy nhiên thực tế ít người đạt được như vậy. Bởi lẽ bát tự của một người là do thiên can, địa chi âm dương ngũ hành sắp xếp mà thành, không phải như thiết bị máy móc vận hành theo ý nghĩa chủ quan của con người. Do đó, có người thân nhược sát trọng (quá suy) mà hay ốm đau, có người thân vượng mà không có chế (vượng quá),…Một trong những cách hiệu quả để trị những trạng thái bất cập này, đó chính là tìm dụng thần.

Tìm dụng thần trong bát tự có thể hiểu như là “thuốc” của mệnh với tác dụng cân bằng ngũ hành, đạt được sự hài hòa âm dương và từ đó cuộc đời của gia chủ sẽ tốt hơn. Vì vậy dụng thần có thể là một trong năm ngũ hành: Mệnh Kim, Mệnh Mộc, Mệnh Thủy, Mệnh Hỏa, Mệnh Thổ.

Dụng thần phải đảm bảo nguyên lý tương sinh tương khắc của thuyết ngũ hành.

1.2. Các loại dụng thần

Theo các thư tịch mệnh lý, dụng thần có nhiều loại nhưng có thể chia làm 4 loại sau: Thông quan, phù ức, thuận thế và điều hậu. Tìm đúng Dụng Thần, không chỉ có thể giúp ta lập luận chính xác sự việc trong từng đại hạn hay tiểu hạn mà còn hỗ trợ chúng ta cứu người thoát cơn hiểm nghèo, chữa được cả những căn bệnh quái ác.

1.2.1. Dụng thần Thông quan

Nếu một mệnh cục có 2 dạng ngũ hành đối lập, tương tranh thì cần chọn 1 dụng thần có khả năng làm 2 dạng ngũ hành đó sinh hóa không trái ngược nhau. Tức là làm cho mệnh cục khí thế lưu thông, điều đình. Đây chính là tìm dụng thần thông quan.

Ví dụ: trong ngũ hành nhật của chủ là Hỏa, thủy khắc hỏa nếu thế lực của thủy mạnh hơn, điều này khiến mệnh chủ bất lợi. Lúc này, ta cần lấy Mộc làm dụng thần vì Mộc tiết Thủy sinh Hỏa có thể hóa giải được sự khắc đến Thủy tới Hỏa. Mà để lấy Mộc ta có nhiều phương án lựa chọn như: mua cây phong thủy mệnh Mộc, đeo vòng tay mang mệnh Mộc, hoặc đặt trong nhà một bức tượng Phật độ mệnh, hay tiện ích không mất nhiều công nhất là có thể mua sim phong thủy có ngũ hành Mộc.

1.2.2. Dụng thần Phù ức

Để tìm được dụng thần phù ức, ta cần hiểu một số kiến thức trong Bát tự sau:

  • Ngũ hành của các Thiên can bao gồm: Giáp thuộc Mộc, Đinh thuộc Hoả, Mậu thuộc Thổ, Tân thuộc Kim
  • Ngũ hành của các Địa chi bao gồm: Dậu thuộc Kim, Tuất thuộc Thổ , Mão thuộc Mộc , Thân thuộc Kim.
  • Thần trong bát tự có: Tài, Quan, Thực, Ấn, Thiên tài, Thiên quan, Thiên ấn, Thương quan, Kiếp.

Được biết, mệnh cục cần nhất là trung hòa mà muốn điều này cần ở “phù ức”. Phù ức được hiểu nôm na là nếu yếu quá thì cần nâng đỡ, ngược lại nếu cường quá thì cần ức chế lại. Mặt khác, dụng thần phù ức có thể chia như sau:

  • Phù có 2 cách: ấn thụ để sinh, tỷ kiếp để trợ.
  • Ức cũng có 2 cách: quan sát để khắc, thực thương để tiết chế.

Theo thư tịch mệnh lý, Nhật nguyên sao có lúc nên phù, lúc nên ức; nguyên do là do ở thể tính. Xuân mộc, Hạ hỏa, Thu kim, Đông thủy, thể tính thái vượng, lấy quan sát để khắc, thực thương để tiết. Đó là lấy ức làm dụng. Xuân kim, Hạ thủy, Thu mộc, Đông hỏa thể tính thái nhược, lấy ấn thụ để sinh, hoặc tỷ kiếp để trợ. Đó là lấy phù làm dụng.

1.2.3. Dụng thần Thuận thế

Khi một mệnh cục có 2 ngũ hành mạnh khống chế cả mệnh cục thì gia chủ sẽ cần thuận theo khí thế của ‘kẻ mạnh’ hơn là lấy một ngũ hành nào đó ức chế và dùng thực thương làm dụng thần.

Ví dụ: Một mệnh chủ có thổ và thủy chiếm phần lớn khống chế cả ngũ hành. Để cân bằng điều này thì chúng ta sẽ làm giảm đi 1 ngũ hành mạnh nhất đó là thổ. Mà thực thương của thổ là kim. Cho nên chúng ta có thể dùng dụng thần thuận thế là kim.

1.2.4. Dụng thần Điều hậu

Thiên đạo có nóng – lạnh, địa đạo có khô – ẩm, con người có được khí của thiên địa, nên không tránh khỏi ảnh hưởng của chúng. Quá lạnh thì dùng ẩm để chữa, quá ẩm thì dùng hạn trị, quá ướt thì dùng khô chữ, quá khô thì dùng ẩm trị.

Ví dụ: mệnh chủ là một người có bối cảnh bát tự như là cây cổ thụ ở giữa sông hồ, mưa phùn, gió lạnh, sinh ra lúc tờ mờ sáng, thiếu ánh mặt trời. Vậy Dụng Thần điều hậu của tôi là gì? Đó là Hỏa và Thổ, vì Hỏa sưởi ấm cho tôi khỏi chết rét, Thổ san lấp ngăn chặn những dòng sông đổ về để tôi không chết úng.

Mỗi loại Dụng thần tuy có tính chất khác nhau nhưng tác dụng chung đều là giúp cân bằng chân mệnh để cuộc sống gia chủ hài hòa.

2. Hỷ thần là gì?

2.1. Khái niệm

Thông thường các thầy mệnh lý hay nói “Dụng Hỷ thần” nên một số người nhầm tưởng Hỷ thần và Dụng thần là một. Tuy nhiên, hai loại thần này có khái niệm và ý nghĩa hoàn toàn khác nhau.

Hỷ thần là một ngũ hành bất kỳ làm giảm đi thân vượng. Hỷ thần đứng sau Dụng thần, tuy có vai trò không lớn nhưng cũng có lợi cho việc cân bằng ngũ hành chân mệnh.

2.2. Mối quan hệ giữa Hỷ thần và Dụng thần

Trong bát tự học, Hỷ thần là cái sinh trợ cho dụng thần mà không ảnh hưởng đến việc hợp hóa hay sinh hóa ra kỵ thần. Ví dụ. Một người thân vượng Hỏa, nhiều mộc, Thổ và Thủy tương đương, Kim ít nhất. Dụng thần tốt nhất giúp cân bằng ngũ hành nên là Kim. Bởi Kim khắc Mộc sẽ làm giảm Mộc, Kim lại bị Hỏa khắc nên Hỏa cũng giảm bớt, từ đó làm cho thân đỡ vượng.

Tuy nhiên, trong trường hợp không dùng Kim, lúc này bạn có thể dùng Hỷ thần là Thổ. Do Thổ sinh Kim sẽ làm Kim tăng lên. Bên cạnh đó, Hỏa sinh Thổ, đồng thời Mộc khắc Thổ sẽ khiến 2 ngũ hành Hỏa và Mộc giảm bớt khiến thân đỡ vượng.

3. Ứng dụng của Dụng thần vào vận mệnh

3.1. Đặt tên theo Dụng thần

Dựa vào nhu cầu ngũ hành của bản thân, chọn lấy một cái tên phù hợp sẽ có tác dụng tốt đối với vận mệnh. Ví dụ một đứa trẻ hay một người lớn cần dụng thần Hỏa, có thể chọn tên hoặc biệt danh là Tâm hoặc Tuệ.

3.2. Dùng phương hướng theo Dụng thần

Lựa chọn nơi ở lấy dụng thần làm tiêu chuẩn, tìm địa phương thích hợp sẽ giúp bản thân khỏe mạnh, mọi sự thông thuận. Ví dụ:

  • Bát tự lấy mộc làm dụng thần nên hướng về phương Đông
  • Bát tự lấy hỏa làm dụng thần nên hướng về phương Nam
  • Bát tự lấy kim làm dụng thần nên hướng về phương Tây
  • Bát tự lấy thủy làm dụng thần nên hướng về phương Bắc
  • Bát tự lấy thổ làm dụng thần nên ở quê hương bản quán lập nghiệp

3.3. Chọn số Ngũ hành hợp với Dụng thần

Chữ số ngũ hành bao gồm: Mộc (1,2) – Hỏa (3, 4) – Thổ (5,6) – Kim (7,8) và Thủy (9,0). Căn cứ dụng thần mệnh chủ cần tìm có thể lựa chọn đúng số có lợi khi chọn biển số xe, biển số nhà, số điện thoại di động,….

4. Cách chọn Dụng thần để cải vận

Muốn tìm đúng dụng thần cần phải có kiến thức sâu hơn về môn Bát Tự, phải am hiểu ngũ hành, các thuật toán và sự hợp hóa hình hại, sinh trợ tiết hao, xét sự vượng suy cường nhược của ngũ hành thì mới tính chính xác. Tuy nhiên, gia chủ có thể tìm kiếm Dụng thần thông qua trụ ngày và trụ tháng. Cách chọn này tính chính xác dưới 50%.

Dưới đây là bảng tra cứu theo trụ ngày và trụ tháng:

Can ngày sinh 19/2 – 4/5 5/5 – 6/8 7/8 – 6/11 7/11-18/2
Giáp Kim, Hỏa Kim, Thủy Mộc, Hỏa Hỏa, Kim
Ất Hỏa, Thủy Thủy Mộc, Thủy Thổ, Hỏa
Bính Thủy Thủy Mộc Mộc
Đình Kim Thủy, Mộc Mộc, Thủy Mộc, Kim
Mậu Xem bảng 2 bên dưới
Kỷ
Canh Hỏa, Thổ, Thủy Mộc, Hỏa Hỏa
Tân Kim, Thủy Thủy Mộc, Thủy Hỏa, Thủy
Nhâm Kim Thủy, Kim Mộc Hỏa, Kim
Qúy Kim, Hỏa Kim, Thủy Mộc, Hỏa Kim, Hỏa

Dưới đây là bảng tra cứu của người sinh ngày Mậu/Kỷ:

Ngày/ Tháng Mậu Kỷ
6/1 – 18/2  Hỏa Hỏa >> Mộc
19/2 – 4/3 Hỏa > Mộc > Thủy Hỏa
5/3 – 4/4 Mộc > Thủy
5/4 – 5/5 Mộc > Thủy > Hỏa Hỏa > Thủy > Mộc
6/5- 5/6 Mộc > Hỏa > Thủy Thủy>> Hỏa
6/6 – 6/7 Thủy> Mộc> Hỏa
7/7 – 6/8  Thủy> Hỏa> Mộc Thủy> Hỏa
7/8 – 7/9 Hỏa> Thủy> Mộc Hỏa> Thủy
8/9 – 7/10  Hỏa> Thủy
8/10 – 6/11 Mộc> Thủy> Hỏa Mộc
7/11 – 6/12 Hỏa=Mộc Hỏa>>Mộc
7/12 – 5/1 Hỏa>Mộc

Tuy nhiên, cách chọn Dụng thần này chỉ mang tính tham khảo và giải trí, không nên áp dụng bởi nếu không lựa chọn chính xác có thể gây hại ngược lại cho mệnh chủ. Vì vậy, nếu muốn tính Dụng thần đúng, có lực, có khả năng khắc hung trợ cát, phòng tai diệt họa như thế nào thì mọi người cần thực hiện theo 2 bước sau: 

  • Bước 1: Xác định mệnh chủ thân vượng hay nhược ngũ hành nào.

Xét các mối tương tác xung, khắc, trợ, sinh, hao, hợp, hóa giữa các ngũ hành ở 8 Can Chi của 4 trụ Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Sau đó, dựa theo công thức tính độ vượng suy của ngũ hành là ta có thể xác định người đó thuộc thân vượng hay nhược hành gì. Bước này được gói gọn trong công cụ lập lá số.

  • Bước 2: Dựa trên thân vượng hay nhược để xác định Dụng thần. Cụ thể như sau:
  Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ
Thân vượng Dụng thần Hỏa Dụng thần Kim Dụng thần Thổ Dụng thần Thủy Dụng thần Mộc
Thân nhược Dụng thần Kim Dụng thần Mộc Dụng thần Thủy Dụng thần Hỏa Dụng thần Thổ

Mong rằng với những kiến thức về Dụng thần do maiduchai.com tổng hợp ở trên sẽ giúp ích cho cẩm nang phong thủy của quý vị.

About Master Mai Đức Hải

Chuyên Gia Nghiên Cứu Mệnh Lý & Phong Phủy. (Đạo Tu Dưỡng) Số Phận Do Trời Định - Mệnh Vận Do Ta Định.

View all posts by Master Mai Đức Hải →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *