Kiến Thức Nhập Môn Bát Tự (Mai Đức Hải)

NHẬP MÔN BÁT TỰ MV

Thiên Bình Thông Mệnh 

Biên soạn Mai Đức Hải (soạn thảo lại)

CÁCH LẬP LÁ SỐ VÀ LUẬN VẬN MỆNH

Nguồn gốc. 

Bộ môn này được hình thành từ năm 618 đến 907 (thời Đường) tại Trung Hoa, theo tương truyền là của cụ Lạc Lộc sáng tạo ra nhưng chỉ mới dùng 3 trụ ngày tháng năm sinh, sau đó từ năm 907 tới 960 thì được Cư sĩ Từ Cư Dịch (tự là Tử Bình) thêm 1 trụ giờ gọi là Tứ Trụ hay Bát Tự và dùng tới nay.

Bộ môn Bát Tự được lưu truyền qua 4 bộ sách kinh điển Trích Thiên Tủy, Cùng Thông Bảo Giám, Tử Bình Chân Thuyền, Tam Mệnh Thông Hội.

Kiến thức cơ bản về 4 bộ sách này:

  • Uyên Hải Tử Bình, Cùng Thông Bảo Giám, Tử Bình Chân Thuyền
    • Uyên hải Tử Bình: Ra đời vào triều đại Tống,  cuốn sách này là tác phẩm nổi tiếng của Từ Tử Bình nhưng không phải do đích thân ông viết, mà cho đến 300 năm sau khi ông mất thì Từ Đại Thăng mới thu thập thành quả luận mệnh của Quỷ Cốc Tử, Lạc Lục Tử, Từ Tử Bình để biên tập thành hai quyển “Uyên Hải” và “Uyên Nguyên”. Đến thời nhà Minh thì hai cuốn sách này mới được tái bản lại, hợp thành cuốn “Uyên hải Tử Bình”.
    •  
    • Cùng Thông Bảo Giám: Của tác giả Dư Xuân Đài (Đời Thanh). Sắp xếp bát tự, tìm ra nhật can và Tìm ra nguyệt lệnh, “Cùng thông bảo giám” đã chia ra 120 loại vận mệnh (10 Thiên can x 12 Địa chi). Sách đưa ra phương pháp mệnh lý quan trọng, đó là điều hậu. Điều hậu chính là điều khí hậu. Mùa hè nóng cần giảm nhiệt độ, khí trời khô nóng cần điều hoà xuống ẩm thấp, Thuỷ là cái dùng để điều hậu. Mùa đông cần giữ ấm, khi trời lạnh lẽo cần sưởi ấm, Hoả là cái dùng để điều hậu. Lý luận đơn giản này là cơ sở quan trọng của “Cùng thông bảo giám”. Mỗi chữ trong bát tự đều có nhật can và nguyệt chi tương tác lẫn nhau mà tạo thành những kết quả đa dạng và vô cùng phức tạp.
    •  
  • Tử Bình Chân Thuyền: Tác giả: Thẩm Hiếu Thiêm triều Thanh. Luận xoay quanh về mệnh như những cuốn khác nhưng được đánh giá là ngắn gọn, xúc tích nhưng rõ ràng.
  •  
  • Trích Thiên Tủy 1 và Trích Thiên Tủy 2. Tác giả: Lưu Bá Ôn, tên thật là Lưu Cơ, tên tự là Bá Ôn, thụy hiệu Văn Thành; là nhà văn, nhà thơ và là công thần khai quốc nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc.
  • Trích Thiên Tủy là tác phẩm xuyên suốt kinh mạch của mệnh học, chắt lọc, đúc rút các luận đoán tinh hoa…Sự xuất hiện của cuốn Trích Thiên Tủy các khiến mọi người chú ý hơn; học giả các đời ca ngợi cuốn sách, xem xét tỉ mỉ… sau được  Nhâm Thiết Tiều bình giải chi tiết hơn.
  •  
  1. Tam Mệnh Thông Hội 1, 2, 3. Tác Giả: Vạn Dân Anh, Thời nhà Minh
  • Nhưng sách Tam mệnh thông hội được viết thành sách vào đời Thanh. Tam mệnh thông hội của Vạn Dân Anh
  • Lập luận chủ yếu về Thập thần và cũng như các sách khác.

—————————–

. ́ ̂́ ́ ̛̣ ̀ ̀? (Góc nhìn của Mai Đức Hải)

Giống như lá số Tử vi, lá số Bát Tự (hay còn gọi là lá số Tứ trụ) là một công cụ hữu ích giúp xem vận mệnh con người, được hình thành dựa trên 4 trụ (giờ – ngày – tháng – năm sinh).

Mỗi trụ này mang một cặp Thiên can và Địa chi riêng. Từng can, chi lại có âm dương ngũ hành khác nhau. Khi chịu tác động bởi sự vận hành của vũ trụ, các can, chi này sẽ sinh ra cường nhược khác nhau, từ đó sinh ra họa phúc mỗi người.

– Được biết, mục đích dùng lá số rất đa dạng: Trẻ em thì được cha mẹ xem để hiểu và giúp con định hướng tương lai; Thiếu niên thì muốn biết vận may trong học hành thi cử.

-Thanh niên thì lại xem sự nghiệp công danh, tình duyên; Trung niên thì xem lá số để nắm rõ vận hạn của mình để tiến lùi đúng lúc; Cao tuổi thì muốn biết vận số cuối đời của mình….

. ́ ̂́ ́ ̛̣ ̂́ đ̂̀ ̀?

Thông qua nghiên cứu lá số bát tự, bách gia sẽ:

– Xem được tổng thể cuộc đời từ quá khứ, hiện tại cho đến tương lai: Bản thân là ai? Trong trạng thái tốt hay xấu? Thời vận theo thời gian như thế nào? Họa phúc ra sao?….

– Xem chi tiết từng vấn đề: Tích cách, gia đạo, công danh, sự nghiệp, tình duyên, các mối quan hệ (cha mẹ, con cái, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp,…), tiền tài, bệnh tật, tai nạn, rủi ro,…

– Ngoài ra, luận giải bát tự còn giúp ta tìm ra giải pháp cho các vấn đề trong mệnh cục của bản thân. Cụ thể:

– Vạch rõ sự cường nhược, mất cân bằng trong chân mệnh, từ đó tìm ra thuật cải vận bổ khuyết thích hợp

– Giúp gia chủ nhận thức rõ ưu nhược điểm của bản thân để vừa khắc phục khuyết điểm vừa phát huy hết khả năng tiềm ẩn bên trong.

– Mà để hiểu biết những điều đó, quý vị cần phải phân tích những yếu tố trong lá số bát tự.

. ́ ̂́ ̂́ ̂́ ̀ ̂ ́ ̂́ ́ ̛̣

Yếu tố cốt lõi tạo nên lá số bát tự chính là 4 trụ: Giờ – Ngày – Tháng – Năm sinh. Bên cạnh đó, nó còn được kết hợp với các thành tố sau:

– Thiên can, địa chi: phản ánh khái quát số mệnh con người

– Âm dương, ngũ hành: xem xét sự vượng suy của chân mệnh

– Vòng trường sinh: xem xét sự luân hồi, sinh lão bệnh tử

– Thập Thần: xem xét các mối quan hệ xung khắc, hợp hóa, trợ sinh.

-Thần sát: xem xét hung cát thịnh suy của đại vận, tiểu vận theo từng năm và 1 số thuật toán khác.

Dụng Hỷ thần: yếu tố giúp tìm ra phương pháp cải vận bổ khuyết.

Hiểu rõ hung cát, thịnh suy thời vận của bản thân một cách đầy đủ

Xem Lá số Online tại: https://thanglongdaoquan.vn/la-so-bat-tu/

Trang Cá nhân: https://maiduchai.com/


Tổng quan các bài học cơ bản về bát tự mệnh lí.

Bài 2. Bấm Độn Cơ Bản.

  • Bấm Tuổi theo con giáp.

  • Bấm Thiên Can và Mệnh Niên theo tuổi.

  • Bấm Mệnh Quái (cung phi) theo Tuổi.

  • Bấm biến Du Niên theo Cung.

  • Bấm Sao Hạn theo Tuổi.

  • Bấm Bát Hạn theo Tuổi.

  • Bấm Hoang Ốc theo Tuổi.

  • Bấm Kim Lâu theo Tuổi.

——————————————————

 

Mai Hải Đức – Phong ThủyMệnh Lý

Call: 0855100000

Gmail: phongthuymaiduchai@gmail.com

https://www.facebook.com/maiduchai.phongthuy/

Địa chỉ: Thành Công, Ba Đình, Hà Nội, Vietnam

LPBank: 082888888888

ACBank: 199133888888

VIBank: 086858888

VPBank: 66868788

MBbank: 0855100000

VCBank: 0855100000

TPBank: 0855100000

Where your data is sent

Suggested text: Visitor comments may be checked through an automated spam detection service.