Bài 3: Kiến thức về Âm Dương Trong Bát Tự

Bài 3. Âm Dương trong Bát Tự. (Mai Đức Hải biên soạn)

Âm dương (trắng là dương, đen là âm)

kiến thức chắt lọc. 

    • A. Âm dương ám chỉ vạn vật đều có 2 mặt và 2 mặt đó sẽ đối lập nhau. khắc chế nhau, nhưng lương tượng nhau không thể tách rời, cái nọ sinh cái kia (Tốt xấu, được tiền mất sức, ngày đêm…)
    • B. Âm dương lấy Cân bằng là cát, lệch về phía nào đều là hung hại. (Ăn đủ no thì cát, ăn no quá hay ít quá là Hung)
    • C. Dương nhiều thì nhanh tàn, Âm nhiều thì không phát triển. (Đốt nhiều củi quá thì nhanh hết củi, đốt ít củi quá thì đun mãi không sôi..)
  • D. Âm dương có những dạng như sau: Khí Dương, khí âm, khí âm dương, âm dương đối lập, âm dương hỗ căn, âm dương tiêu trưởng, (âm dương chuyển hóa “tương đối, tuyệt đối, trong âm có dương, trong dương có âm, âm dương thật giả”).
  • Trong Bát Tự lấy sự cân bằng làm gốc dễ, cốt lõi làm kim chỉ nam.

 HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG.

Bàn về nguồn gốc có học thuyết âm dương ra đời Vào giai đoạn cách đây khoảng thời gian (4486 TCN—4365 TCN) năm, do ngài PHỤC HY người trung hoa sáng lập dựa vào những quy luật của trời đất và tạo ra bộ môn học thuyết âm dương và những bộ môn huyền học cơ bản như bát quái, hà đồ, kinh dịch…vv.. giúp con người hiểu và tuân theo những quy luật của vạn vật của trời đất để phát triển và được lưu truyền và sử dụng tới ngày hôm nay.

Sư hình thành sơ khai của thuyết âm dương.

KHÍ DƯƠNG

  • Dương Khí: ví như là Nhiệt năng lượng, chuyển hóa theo chiều thuận, có thuộc tính nóng. Dương Khí luôn hướng lên ‘bốc lên’. Dương Khí là sự mạnh mẽ, đại diện cho bầu trời, mặt trời,, trong vạn vật thì đại diện cho nam, giống đực, đại diện cho hỏa. Còn trong tính cách thì đại diện cho sự dũng cảm, kiên cường, nóng vội, bốc đồng. Vv… Nhưng nếu nhiều Dương Khí quá sẽ dẫn đến cực đoan, tự hủy hoại sớm

KHÍ ÂM

  • Âm khí: ví như là Nhiệt ẩm, yếu, năng lượng nặng lạnh, mát , chuyển hóa theo chiều nghịch, có thuộc tính hàn lạnh. Âm Khí luôn hướng xuống ‘nặng’. Âm  Khí là mềm yếu, đại diện cho mặt đất, lòng đất, mặt trăng,màn đêm, trong vạn vật thì đại diện cho nữ, giống cái, đại diện cho thủy, thổ. Còn trong tính cách thì đại diện cho sự yếu kém, nhu nhược, bền bỉ, bảo thủ. Cố thủ.Vv… Nhưng nếu nhiều Âm Khí quá sẽ dẫn đến cực đoan, tự chìm đắm

KHÍ ÂM DƯƠNG.

  • Khí âm dương là 1 loại khí đã được kết hợp giữa âm và dương, trong âm có dương và trong dương có âm không thể phân tách, suy của cái này sẽ là thịnh của cái kia. Khắc chế và bổ trợ cho nhau. Không thể thiếu và xa rời. 

ÂM DƯƠNG ĐỐI LẬP

Đối lập là sự mâu thuẫn, đấu tranh giữa âm dương. Nhưng không thể tách rời nhau, dương nóng thì âm lạnh, ngày sáng thì đêm tối hoặc giống và giống cái. Vv… Thí dụ: đối lập của ngày là đêm, đối lập của lửa là nước, đối lập của nóng là lạnh. v.v..

ÂM DƯƠNG HỖ CĂN

Hỗ căn nghĩa là sự hỗ trợ lẫn nhau (để phát triển). Tuy âm dương đối lập nhưng, là sự hỗ trợ tốt ví như ta nóng thì uống nước mát (lạnh) nóng và lạnh là đối lập nhưng sự đối lập này là hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau, đó gọi là âm dương hỗ căn. Nói cách khác cái này hỗ trợ cái kia để phát triển.

Giống như có số âm mới có số dương, có vui ắt có buồn, là quá trình tích cực của âm và dương.

ÂM DƯƠNG TIÊU TRƯỞNG

Âm dương Tiêu Trưởng khi ta tách nghĩa ra sẽ có: Tiêu là sự mất đi, bỏ đi hoặc dần dần suy yếu và không tồn tại. Trưởng là sự phát triển, sự nuôi dưỡng, và đang dần lớn mạnh. Quy luật này nói nên sự tác động chuyển hoá lẫn nhau, mạnh cái này là cái kia sẽ suy, ví dụ như sáng ra mặt trời chưa nắng chói và vẫn mát do khi âm của ban đêm vẫn còn, nhưng càng về trưa càng nắng nóng, sự chuyển hóa đó giữa ngày và đêm, khí âm của đêm sẽ tiêu dần và khí dương dần mạnh lên. Đó gọi là âm dương tiêu trừ. 

 

Chúng ta hiểu một cách đơn giản hơn, Âm tiêu thì dương trưởng và ngược lại dương tiêu thì âm trưởng. (lạnh giảm thì nóng tăng và nóng giảm và lạnh tăng) Dương cực độ thì sinh âm và âm cực độ thì sinh dương, ví như mặt trời nóng cực độ rồi sẽ dịu và lặn đi. 

Cũng như con người chúng ta, khi sinh ra còn non yếu những theo năm tháng sẽ trưởng thành, nhưng rồi cũng sẽ già đi và ốm yếu.

ÂM DƯƠNG CHUYỂN HÓA ( bình hành) 

Âm dương bình hành nói về hai mặt của âm và dương tuy đối lập lẫn nhau, luôn vận động, để giữa âm và dương để có sự cân bằng của hai mặt âm và dương, luôn mâu thuẫn nhưng nương tựa lẫn nhau. Trong quy luật âm dương tổng kết lại như sau: 

Sự tương đối và tuyệt đối của âm và dương.

Sự đối lập giữa âm và dương là tuyệt đối, nhưng trong một số trường hợp sẽ có tính chất tương đối.

Tuyệt đối : Lạnh thuộc Âm đối lập Nóng thuộc Dương, 

Tương đối: Mát thuộc âm đối lập Âm thuộc Dương

Trong âm có dương, trong dương có âm

Âm và dương có quan hệ hỗ căn, nương tựa vào nhau, trong âm có dương, trong dương có âm và cùng nhau phát triển.

Trong dương có âm

Vd như ngày (dương) và đêm (âm)

ban ngày tính từ 6h sáng tới 17:59p tối. (từ 6h sáng tới 12h thì 12h gọi là cự độ của dương và sau 12h thời tiết sẽ giảm nhiệt dần và âm bắt đầu phát triển, đó gọi là trong dương có âm. 

Trong âm có dương.

Ban đêm tính từ 18h tối tới 5:59p giờ sáng hôm sau (từ 18h tối tới thì lúc 00h đêm gọi là cự độ của âm và sau 00h thời tiết sẽ tăng nhiệt dần và dương bắt đầu phát triển, đó gọi là trong dương có âm có dương 

Bản chất và hiện tượng

Bình thường thì bản chất phải phù hợp với hiện tượng, khi cải vận các thầy dùng bản chất của mệnh: mệnh âm vượng thì dùng dương trợ, mệnh dương vượng thì dùng âm trợ, với mục đích giúp âm dương trong mệnh cục có sự cân bằng. 

 

Còn trường hợp bản chất và hiện tượng không phù hợp với nhau, hiện tượng này gọi là sự “dương thật âm giả và dương giả âm thật”

Vd như chúng ta bị sốt cao (sốt là nóng), nhưng chân tay lạnh, vã mồ hôi lạnh giả hàn, đó gọi là bản chất và hiện tượng không phù hợp với nhau.

————————————

 

Âm Dương trong Can Chi.

Dương Giáp Bính Mậu Canh Nhâm
Dần Thìn Ngọ Thân Tuất
Âm Ất Đinh Kỷ Tân Quý
Sửu Mão Tỵ Mùi Dậu Hợi

 

Trên Đây là những kiến thức Mai Đức Hải được các bậc thầy phong thủy, Mệnh Lý chỉ dạy và ngộ ra chân lý, Mai Đức Hải cũng rất mong được cùng trao đổi và chiêm nghiệm với quý bách gia.

Kính chúc quý anh chị cùng toàn Gia Trung vạn sự lành, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, cầu bình an đắc bình an, nhà nào phúc đó người nào lộc đó đắc tài sai lộc, toàn gia trung đắc sinh khí vượng thiên y tọa tài lộc.

Số Phận Do Trời Định – Mệnh Vận Do Ta Định.

Phúc Lộc Tại Nhân – Thành Bại Tại Trí, Chí.

Tâm An Chí Vững Ắt Vận Thông.

Thông Tin Cá Nhân (Mai Đức Hải)

https://maiduchai.com/

https://thanglongdaoquan.vn/author-mai-duc-hai/

https://www.facebook.com/maiduchai.phongthuy

https://www.tiktok.com/@phongthuymaiduchai

https://www.youtube.com/@phongthuymaiduchai

Call: 0855.100000

LPBank: 082888888888

 

About Master Mai Đức Hải

Chuyên Gia Nghiên Cứu Mệnh Lý & Phong Phủy. (Đạo Tu Dưỡng) Số Phận Do Trời Định - Mệnh Vận Do Ta Định.

View all posts by Master Mai Đức Hải →

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *